Bạn có đang cảm thấy bất mãn với công việc hiện tại của bản thân? Bạn muốn nghỉ việc nhưng không biết phải làm như thế nào? Bạn đang bất mãn vì công ty sa thải bạn mà không rõ lý do? Bạn sẽ làm thế nào khi rơi vào trường hợp như vậy?

Hãy để ATTO giúp bạn hiểu rõ hơn về NGHỈ VIỆC và SA THẢI nhé!

NGHỈ VIỆC

Nghỉ việc là việc bạn dừng làm việc tại một công ty, tổ chức nào đó. Đây là “nhu cầu”, quyền tự do của bạn – người lao động. Tuy nhiên, nó vẫn cần tuân thủ các quy định của xã hội ở Nhật Bản như:

  • ① Thông báo trước cho cấp trên về ý định nghỉ việc 
  • ② Thông báo bằng văn bản 
  • ③ Bàn giao công việc 

Khi quyết định nghỉ việc, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu xem thủ tục nghỉ việc tại công ty mình đang làm việc được quy định như thế nào. Trường hợp trong quy chế làm việc của công ty có quy định thủ tục nghỉ việc, bạn hãy tiến hành thủ tục theo quy chế đó. 

Ngoài ra, khi nộp đơn xin nghỉ việc, việc áp dụng quy định pháp luật sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc hợp đồng lao động bạn ký kết có hay không xác định thời hạn hợp đồng. 

Trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn hợp đồng (Hợp đồng không thời hạn)

Nếu nộp đơn nghỉ việc, theo nguyên tắc hợp đồng lao động sẽ chấm dứt sau 2 tuần kể từ lúc nộp đơn. 

Trường hợp hợp đồng lao động có xác định thời hạn hợp đồng (Hợp đồng có thời hạn)

Nếu bạn không có lý do bất khả kháng thì không thể nghỉ việc khi còn thời hạn hợp đồng. Ngoài ra, trường hợp 1 năm đã trôi qua kể từ khi hợp đồng được ký kết, nếu nộp đơn nghỉ việc thì có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào. 

Để tiếp tục làm việc tại cùng một nơi làm việc sau khi hết thời hạn hợp đồng, bạn cần phải ký lại (gia hạn) hợp đồng lao động mới. Việc gia hạn hợp đồng này cần có sự đồng ý của cả công ty và bạn – người lao động.

SA THẢI

 Khác với nghỉ việc, Sa thải là việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.

Nhưng nếu việc sa thải thiếu lý do khách quan và tính hợp lý sẽ được coi là không phù hợp theo thông lệ, việc sa thải đó sẽ không có giá trị.

Tức là, sa thải không phải là việc mà công ty có thể tùy ý, tự do tiến hành. Ngoài ra, công ty bắt buộc phải nêu trước lý do sa thải (các tình huống trở thành lý do để sa thải) trong quy chế làm việc. 

Trường hợp công ty định sa thải bạn – người lao động, công ty phải thông báo trước ít nhất 30 ngày cho bạn, hoặc phải trả cho bạn tiền lương trung bình từ 30 ngày trở lên (gọi là Trợ cấp thông báo trước việc sa thải), ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động vì lý do bất khả kháng như thảm họa thiên nhiên v.v.., hoặc trường hợp do lỗi thuộc về bạn.

Bạn cần nhận định rõ sự khác nhau giữa Sa thải và Chấm dứt việc làm có xác định thời hạn. Chấm dứt việc làm có xác định thời hạn là việc không kí kết lại hợp đồng lao động mới (không gia hạn) khi hợp đồng lao động có ấn định thời hạn hợp đồng đã hết hạn. Còn việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng vẫn còn thời hạn, nghĩa là bạn bị sa thải. 

Những trường hợp dưới đây, việc chấm dứt hợp đồng có xác định thời hạn mà không có lý do khách quan, hợp lý, không được coi là phù hợp với thông lệ xã hội thì công ty không thể chấm dứt việc làm có xác định thời hạn.

  1.  Trường hợp về thực chất có thể coi như là sa thải, căn cứ vào việc đã gia hạn hợp đồng nhiều lần 
  2. Trường hợp việc người lao động mong muốn tiếp tục việc làm được cho là hợp lý

Trường hợp việc chấm dứt việc làm có xác định thời hạn không được công nhận, hợp đồng lao động có ấn định thời hạn sẽ được gia hạn với điều kiện lao động đồng nhất với hợp đồng đã kí kết trước đó khi chấm dứt việc làm có xác định thời hạn. 

** Một điểm quan trọng về việc Sa thải với mục đích tái cơ cấu công ty:

Sa thải với mục đích tái cơ cấu là việc sa thải trong trường hợp công ty cắt giảm nhân sự vì lý do suy thoái hoặc kinh doanh không thuận lợi v.v… 

Việc sa thải với mục đích tái cơ cấu có hợp lệ hay không thì được xem xét theo các tiêu chí sau:

  • Mức độ cần thiết của cắt giảm lao động: Dựa trên nhu cầu cắt giảm lao động thật sự cần thiết trên phương diện quản lý, ví dụ như suy thoái hoặc kinh doanh không thuận lợi v.v… 
  • Nỗ lực để tránh việc sa thải: Đã thực hiện các nỗ lực để tránh việc sa thải thông qua các biện pháp khác (Ví dụ: phân công lại, tìm những người muốn nghỉ việc v.v…)
  • Mức độ hợp lý của cách lựa chọn đối tượng bị sa thải với mục đích tái cơ cấu: Các tiêu chí để quyết định đối tượng bị sa thải với mục đích tái cơ cấu phải khách quan, hợp lý và việc vận dụng tiêu chí cũng phải công bằng. 
  • Mức độ thỏa đáng của thủ tục sa thải: Phải giải thích việc cần thiết phải sa thải, thời gian, quy mô và phương pháp cho công đoàn hoặc người lao động để họ hiểu.

Nếu cảm thấy công việc hiện tại không còn phù hợp với bản thân, bạn hãy cân nhắc, suy nghĩ đến việc trao đổi thẳng thắn với công ty về việc bạn muốn NGHỈ VIỆC. Chứ đừng vì muốn nghỉ việc hãy để bị sa thải. Làm công việc gì là sự lựa chọn của bạn, và hãy cố gắng hết mình với sự lựa chọn ấy.

Hãy đón xem các thông tin hữu ích khác về việc làm tại Nhật Bản tại đây nhé!

Chúc các bạn thành công <3