VISA TỊ NẠN TẠI NHẬT

Các bạn vẫn thường truyền tai nhau về một loại visa gọi là “VISA TỊ NẠN”.

Có rất nhiều bạn liên hệ với ATTO liên quan đến loại hình visa này nhưng bị ATTO từ chối và cũng có rất nhiều bạn phải mất khá nhiều tiền cho một số tổ chức, cá nhân “XẤU” để nhờ xin visa này nhưng đều không được.

Vậy các bạn biết gì về loại hình visa này? Hãy cùng ATTO tìm hiểu về visa tị nạn này nhé!

Visa tị nạn là gì?

Theo định nghĩa của hiệp định và giao ước về người tị nạn, TỊ NẠN là chỉ những người bị hoặc có thể bị đàn áp do các quan điểm về chính trị, tôn giáo, chủng tộc; cho nên họ không thể nhận được sự bảo hộ của chính quyền nơi đó, hoặc không muốn nhận sự bảo hộ đó.

VISA TỊ NẠN chính là visa dành cho những người không được che trở, không có quyền công dân taị đất nước của mình. Đa phần các nước có chiến tranh, phân biệt chủng tộc, phân biệt tôn giáo sẽ dễ xin visa dễ dàng hơn. Việt Nam của chúng ta đang là một đất nước hòa bình, ổn định chính trị, kinh tế phát triển bền vững thì khả năng xin visa tị nạn gần như là con số 0.

Theo thống kê của Cục Xuất Nhập Cảnh, năm 2016 có 10,901 người đăng ký thì chỉ có 28 người được nhận được visa tị nạn này. Như vậy có thể thấy khả năng được chấp nhận tị nạn là cực kì khó.

Khi xin được visa tị nạn tại Nhật, bạn sẽ có tư cách lưu trú là Định Cư (定住者, Visa 1-3-5 năm), được công nhận và hưởng các phúc lợi của Nhật, được lao động tự do không phân biệt ngành nghề. Tuy nhiên, nếu không được chấp thuận bạn bắt buộc phải về nước.

Luật xin Visa tị nạn đối với Du Học Sinh(DHS) và Tu Nghiệp Sinh(TNS)

1. Đối với du học sinh

Nếu bạn là Du học sinh, sau khi nộp đơn xin chứng nhận tị nạn và trong thời gian chờ xét duyệt visa (6 tháng), bạn sẽ không được phép làm việc. Bạn vẫn có thể vừa tiếp tục du học(học tập tại trường) vừa nộp đơn xin chứng nhận tị nạn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp DHS vẫn được phép làm việc dựa theo điều lệ tị nạn hoặc được cân nhắc về mặt nhân đạo do tình hình của đất nước sở tại của người đó.

2. Đối với tu nghiệp sinh

Nếu bạn là TNS, sau khi kết thúc thời hạn thực tập mà nộp đơn xin chứng nhận tị nạn thì về nguyên tắc sau 6 tháng kể từ khi nộp đơn cũng không được phép làm việc. Nhưng bạn có thể vừa tiếp tục thực tập kỹ năng vừa nộp đơn xin chứng nhận tị nạn. Trường hợp nếu có nhiều khả năng là người tị nạn theo điều lệ tị nạn, hay nhiều khả năng cần cân nhắc về mặt nhân đạo do tình hình của đất nước người đó thì họ vẫn được phép làm việc.

Visa tị nạn

Thời gian chờ xét Visa tị nạn

Thông thường thủ tục và xét duyệt Visa tị nạn sẽ mất 2 năm, trong đó 6 tháng đầu bạn sẽ được cấp phép tạm lưu trú tại Nhật (仮滞在の許可), tuy nhiên trong khoảng thời gian này bạn KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐI LÀM.

Kết thúc thời hạn 6 tháng mà vẫn chưa xong thủ tục bạn có thể đổi visa sang thành 特定活動 để chờ đến khi có kết quả, với 特定活動 bạn sẽ được đi làm, không giới hạn 28 tiếng/tuần.

Trong trường hợp bạn không được công nhận tị nạn và muốn kháng cáo, bạn vẫn phải trải qua 6 tháng tạm lưu trú tại Nhật (仮滞在の許可) không được phép đi làm, sau đó mới được đổi sang 特定活動.

Khả năng đổi từ Visa tị nạn sang Visa lao động

Trong thời gian bạn nhận 特定活動, bạn tìm được công việc ưng ý và công ty có uy tín nhận bạn vào, công việc phù hợp với bằng cấp mà bạn có, bạn vẫn có thể nộp hồ sơ và thỏa mãn đủ tất cả các điều kiện cần thiết để xin Visa lao động.

Tuy nhiên vì trước đó bạn đã xin visa tị nạn đây coi như một điểm trừ, khiến việc chuyển visa lao động của bạn sẽ bị xét kỹ và chặt hơn.

Nếu bạn đang chờ xét visa tị nạn với tư cách: 仮滞在の許可 or 特定活動 thì bạn vẫn có thể quay về Việt Nam nhưng sẽ không được quay lại Nhật nữa. 

Trường hợp bạn đã được duyệt visa tị nạn thì sẽ mất tư cách công dân Việt Nam và không thể về Việt Nam nữa.

Nên hay không nên chuyển Visa tị nạn? – LỜI KHUYÊN TỪ ATTO

Nếu như bạn đang có ý định muốn nộp visa tị nạn Nhật Bản trong khi bạn đang giữ visa học sinh, visa thực tập sinh, ATTO khuyên các bạn không nên làm hồ sơ chuyển sang visa tị nạn. Vì nó có hệ lụy rất lớn, trừ khi bạn có lý do thực sự chính đáng như đã nói ở trên.

Bởi vì nếu visa này bị từ chối mà visa của bạn cũng hết hạn, thì sẽ rất khó khăn cho bạn khi xin một loại visa khác để ở lại Nhật Bản. Do đó, bạn có thể thấy việc xin Visa tị nạn không phải là phương án khả thi để kéo dài thời gian ở lại Nhật cho việc tìm kiếm công việc phù hợp.

TRỪ KHI BẠN SẮP HẾT VISA VÀ KHÔNG CÓ CƠ HỘI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC VISA NÀO KHÁC CŨNG NHƯ KHÔNG CÓ Ý ĐỊNH QUAY LẠI NHẬT BẢN, THÌ BẠN CÓ THỂ NỘP HỒ SƠ ĐỂ SỬ DỤNG THỜI GIAN CHỜ VISA ĐỂ ĐI LÀM KIẾM THÊM MỘT KHOẢN THU NHẬP GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH.

Cùng đón đọc cái thông tin bổ ích khác liên quan đến VISA tại Nhật cùng ATTO tại đây các bạn nhé!