Năm mới ở Nhật bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 hằng năm theo lịch dương. Thật ra Nhật là nước châu Á duy nhất ăn tết theo lịch dương mà không phải là lịch âm như các nước khác. Vậy tại sao ở Nhật lại không có chuyện ăn mừng tết nguyên đán? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều này.
- Tết nguyên đán là gì?
Tết nguyên đán chính là năm mới theo âm lịch. Dù cho tên gọi có khác nhau tùy thuộc vào mỗi quốc gia, nhưng ở đây sẽ gọi theo cách gọi của Trung Quốc – là đại diện tiêu biểu của khu vực châu Á: Tết nguyên đán.
Lịch có 2 loại: lịch dương là lịch Gregorian (dựa theo chu kỳ của mặt trời), và lịch âm (dựa theo chu kỳ của mặt trăng). Sự khác biệt giữa hai loại lịch là số ngày trong một năm, lịch dương là một năm có 365 ngày, lịch âm là 364 ngày, vì vậy mà ngày đầu năm mới tùy vào từng lịch sẽ có sự chênh lệch.
Hiện nay người Nhật chào đón năm mới theo lịch dương, không giống như các nước châu Á khác đón năm mới theo lịch âm. Đương nhiên đối với những người đón tết vào dịp âm lịch, chắc chắn đây chỉ là “Tết” chứ không phải Tết Nguyên đán, và họ thấy người Nhật thật kỳ lạ.
2. Tại sao người Nhật không ăn tết nguyên đán:
Mặc dù tất cả các nước châu Á đều đón tết nguyên đán nhưng tại sao chỉ riêng nhật bản là không.Tại sao vậy?
Trước đây, Nhật Bản cũng ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Từ năm 1844 đến ngày 31 tháng 12 năm 1872 (ngày 2 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5) người Nhật đón Tết theo lịch Thiên Bảo (Tempo reki). Ngày 3 tháng 12 năm Minh Trị thứ 5 được sửa đổi thành ngày 1 tháng 1 năm Minh Trị thứ 6 (năm 1873). Việc sửa đổi này đã được chính phủ công bố vào ngày 9 tháng 11 năm Minh Trị thứ 5 (9/12/1872) và được áp dụng vào tháng sau đó.
Nhờ việc thay đổi lịch này mà chính phủ đã tiết kiệm được tiền trả lương tháng 13 cho công chức (vì nếu tính theo lịch cũ thì năm Minh Trị thứ 6 có tháng 6 là tháng nhuận) và giảm bớt ngày nghỉ, tăng sản lượng quốc gia. Thật ra, lý do chính muốn dùng lịch phương Tây là vì giới lãnh đạo Nhật đương thời muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc, vì nhận thấy rằng văn minh phương Tây đã phát triển hơn châu Á về nhiều mặt. Từ khi nhìn thấy những chiếc Tàu Đen (Black Ships) của hải quân Mỹ lúc ghé vào cảng Uraga (14/7/1853), Nhật đã muốn sớm tách ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á hòng đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây.
3. Cách đón tết truyền thống của một vài nước khu vực châu Á:
- Trung quốc:
Nói đến tết nguyên đán thì tại Trung Quốc đây là 1 đặc trưng văn hóa ko lẫn đi đâu được . Vào ngày tết nguyên đán ở trung quốc mọi người cùng nhau vui đùa tai lễ hội mùa xuân chúc cho 1 năm mới thịnh vượng , sau đó các gia đình mọi người cùng tập trung với nhau bên mâm cơm cùng nhau đón chào năm mới .Tùy vào từng địa phương sẽ có cách đón chào năm mới khác nhau nhưng tiêu biểu tại bắc kinh . Cả gia đình cùng quây quần bên nhau làm bánh bao nước , bánh bao nướng sau đó cùng ăn bánh và cầu chúc cho 1 năm mới vạn sự như ý – mã đáo thành công . Đối với những gia đình giàu có thường kéo nhau đi ra nhà hàng thưởng thức 2 món bánh bao và trải qua giây phút đón chào năm mới tại nhà hàng ăn sang trọng .
- Hàn Quốc:
Tết nguyên đán ở Hàn Quốc là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm cùng với Tết trung thu. Câu chúc Tết phổ biến củangười Hàn Quốc là: “Say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”.
Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.Niềm vui ngày Tết ở Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Sau nghi lễ, mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn vừa được dâng lên tổ tiên như: sườn om, miến trộn rau, bánh xèo, bánh mứt kẹo truyền thống và nhiều món ăn khác được làm từ các loại rau, thịt, cá…
Cả gia đình cùng quây quần bên nhau dùng bữa và cầu chúc cho 1 năm mới an khang thịnh vượng .
- Việt Nam:
Do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung quốc vì thế ở Việt Nam cũng được gọi là tết nguyên đán . Vào ngày tết nguyên đán dù làm ăn xa ở tận nơi đâu nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cố gắng trở về đón năm mới cùng gia đình .
Đặc trưng ngày tết của việt nam là bánh chưng . Món bánh được làm từ gạo nếp có nhân là thịt + đỗ xanh . Theo truyền thống các gia đình sẽ quây quần bên nhau gói bánh chứng và phải đun bánh qua đêm bánh mới chín.
Thế nhưng hiện nay với hầu hết các gia đình thủ đô không còn tự gói bánh chưng nữa mà đặt ở các nơi gói bánh chưng dịch vụ ngày tết . Mặc dù vậy nhưng món bánh chưng luôn luôn hiện hữu trong mâm cúng giao thừa của người Việt.
- Thái Lan:
Năm mới âm lịch ở Thái Lan được gọi là Songkran và hiện được chính phủ ấn định vào ngày 13 và 15 tháng 4 trong lịch Phật giáo. Trong 10 ngày trước và sau ngày lễ Songkran (được gọi là Tessakaan Songkran), lễ hội được tổ chức rất linh đình.
Để chào mừng năm mới, mọi người sẽ tập hợp gia đình để làm sạch tượng Phật, hay sự kiện rửa tay cho người lớn tuổi. Lễ hội lớn nhất được tổ chức là “Lễ Hội Nước”. Được tổ chức vào tháng 4 – lúc nóng nực nhất tại Thái Lan, vì vậy lễ hội khá sôi động và rực rỡ, bao gồm cả các du khách người nước ngoài, chủ yếu là những người trẻ, họ tưới nước cho những người không quen biết. Ngay cả ở công viên Yoyogi ở Nhật Bản, một sự kiện giới thiệu văn hoá Thái Lan bao gồm cả lễ hội nước này cũng được tổ chức, nhưng đó là một ngày không liên quan đến ngày Songkran ở Thái Lan.
Nguồn: https://filmora.wondershare.jp/festival/about-the-lunar-new-year-tutorial.html