1. Lịch sử ra đời của trà đạo
Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét nghệ
thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật – nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ
khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với đời
sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản. Theo truyền thuyết Nhật, vào
khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung
Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng
trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký",
nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
2. Tinh thần của trà đạo
Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu
hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm
dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa – Kính –
Thanh – Tịch.
Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà
thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các
dụng cụ pha trà.
Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người,
là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà
nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.
Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng
trở nên thanh thản, yên tĩnh.
Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch
lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch
liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.
3. Trình tự thưởng trà đúng cách
Nói đến trà đạo, người ta nhớ ngay đến cách uống trà thanh tao, chậm rãi:
Các bước cơ bản thưởng trà bao gồm:
Cho trà xanh vào chén trà, đổ nước, khuấy đều với dụng cụ khuấy trà gọi là
chasen (một dụng cụ làm bằng tre).
Nâng tách trà bằng hai tay,đưa lên từ từ và thưởng thức. Khi bạn cầm tách trà,
hãy xoay chén trà và uống nó.
Lau sạch bằng ngón tay của bạn sau khi uống, và lau ngón tay bằng một loại
giấy đặc biệt dùng trong trà đạo.
Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi
có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các yêu
cầu về những yếu tố sau: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà.
Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản.
Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại
trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn
phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không
đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90
độ C.
Dụng cụ pha trà.
Tiếp đó, để có thể đến với giai đoạn pha trà cần phải làm ấm dụng cụ: ấm pha
trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng
cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng.
Ngay việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện mà phụ thuộc vào
từng loại trà khác nhau. Với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính
cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3
người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt.
Văn hóa trà đạo cũng chính là một phần trong văn hóa Nhật Bản thể hiện sự khéo léo,
tỉ mỉ, tinh tế của người Nhật trong việc thưởng thức trà cùng khung cảnh thiên nhiên.
Chính những điểm thú vị này càng khiến ta thêm yêu văn hóa Nhật Bản hơn và mong
một lần được trải nghiệm.
Nguồn: http://iroha-japan.net/iroha/C01_accomplish/01_sado.html
http://kenh14.vn/made-by-me/nhung-dieu-thu-vi-trong-tra-dao-cua-nguoi-nhat-
20120419074452211.chn