5. Thủ tục trục xuất…v.v
Nếu bạn cư trú quá hạn dù chỉ là một ngày thì có nghĩa là bạn đang cư trú bất hợp pháp và sẽ trở thành đối tượng bị trục xuất. Ngoài ra, nếu bạn làm việc gì đó ngoài tư cách lưu trú hiện tại bạn có mà không nhận được cấp phép Hoạt động ngoài tư cách lưu trú để kiếm tiền hoặc có thu nhập; hoặc nếu bạn đang nhận một hình phạt hình sự nhất định nào đó thì cho dù không phải là cư trú bất hợp pháp bạn cũng sẽ trở thành đối tượng bị trục xuất. Những trường hợp bị trục xuất thì theo nguyên tắc sẽ không được phép nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 5 năm hoặc 10 năm. Ngoài ra những trường hợp bị trục xuất do một số hình phạt hình sự nhất định thì theo nguyên tắc sẽ không thể nhập cảnh vào Nhật Bản nữa.
5-1 Chế độ mệnh lệnh ra khỏi Nhật Bản
Trong số những người cư trú bất hợp pháp, những trường hợp mà phù hợp với tất cả các điều kiện dưới đây thì sẽ có chế độ rời khỏi Nhật Bản bằng thủ tục đơn giản. Những trường hợp rời khỏi Nhật Bản bởi chế độ mệnh lệnh rời khỏi Nhật Bản thì theo nguyên tắc sẽ không thể quay lại Nhật trong vòng 1 năm.
Điều kiện áp dụng chế độ mệnh lệnh rời khỏi Nhật Bản.
– Có ý định rời khỏi Nhật Bản và chủ động ra trình diện (đầu thú) tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh địa phương.
– Ngoài cư trú bất hợp pháp ra thì không mắc phải lý do trục xuất nào khác.
– Không bị ở tù hay giam giữ bởi các hình phạt nhất định vì tội trộm cắp ở Nhật.
– Trong quá khứ chưa từng bị trục xuất hoặc nhận mệnh lệnh ra khỏi Nhật Bản.
– Những người được cho là chắc chắn sẽ nhanh chóng ra khỏi Nhật Bản.
5-2 Cấp phép tư cách lưu trú đặc biệt
Ngay cả khi thủ tục trục xuất được thực hiện, thì vẫn có những trường hợp được xem xét những yếu tố như quá trình sống tại Nhật, gia đình…v.v và được Bộ trưởng bộ tư pháp cấp cho tư cách lưu trú đặc biệt.
6. Thủ tục chứng nhận tị nạn
Nhật Bản là thành viên của Hiệp ước tị nạn…v.v (hiệp ước liên quan tới tình trạng người tị nạn hoặc nghị định liên quan tới tình trạng người tị nạn) và dựa vào hiệp ước này để công nhận người tị nạn và thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tị nạn. “Người tị nạn” có nghĩa là người phù hợp với quy định tại điều số 1 của Hiệp ước tị nạn hoặc điều số 1 nghị định tị nạn, thông thường sẽ là những trường hợp sau đây: Người tị nạn là những người đang ở bên ngoài quốc gia, có nỗi lo sợ với lý do đủ sức thuyết phục rằng họ có thể sẽ chịu sự đe dọa bởi chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội đặc biệt nào đó hoặc quan điểm về chính trị. Những người này không nhận được sự bảo vệ của đất nước họ hoặc không muốn/không có nguyện vọng nhận được sự bảo vệ của đất nước của họ.
6-1 Đơn xin công nhận tị nạn
Đơn xin công nhận tị nạn có thể được thực hiện bởi những người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản và dựa vào những điều được viết ở trên (tham khảo mục: “Người tị nạn”có nghĩa là), nó là chế độ dành cho những người trốn khỏi đất nước họ để tìm kiếm sự bảo vệ của Nhật Bản. Những người được Bộ trưởng bộ tư pháp công nhận là người tị nạn sẽ được cấp giấy chứng nhận người tị nạn (ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ nhất định) và được cấp tư cách lưu trú “Người định cư”. Thêm nữa, những người nước ngoài được công nhận là người tị nạn thì có thể nhận giấy chứng nhận du lịch tị nạn giống như văn bản du lịch đường biển thay cho hộ chiếu dựa theo đơn xin. Ngoài ra, gia đình của những người nước ngoài được công nhận là người tị nạn đó có thể tham gia các chương trình “Hỗ trợ định cư” như: đào tạo tiếng Nhật, giới thiệu việc làm…v.v
6-2 Yêu cầu xét duyệt
Những người nước ngoài mà không hài lòng với quyết định không được công nhận là người tị nạn thì có thể yêu cầu Bộ trưởng Bộ tư pháp xét duyệt lại. Khi đưa ra quyết định về việc yêu cầu xét duyệt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ nghe ý kiến của các cố vấn kiểm tra người tị nạn có kiến thức về pháp luật và tình hình quốc tế…v.v
Tel: +81-3-6380-1945
Địa chỉ: 160-0022, 4F Grace Building, 2-3 -12, Shinjuku, Shinjuku-ku, Tokyo, Japan
Fanpage: https://www.facebook.com/japanvisa.atto/
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua Messenger