Số người nước ngoài đến du lịch Nhật Bản đang tăng lên hằng năm. Kể từ năm 2012, sự tăng giá của lịch sử siêu yên đã được giải quyết nhờ chính sách kinh tế và tiền tệ của thủ tướng Shinzo Abe, đồng yên ngày càng rẻ nên số lượng người nước ngoài đến Nhật tăng lên đáng kể. Năm 2013 đã có 10.360.000 khách du lịch nước ngoài lần đầu đến Nhật, thành công vượt qua con số 10 triệu. Đến năm 2014, đã ghi nhận 13,41 triệu người, tiếp tục phá kỷ lục của năm trước (số liệu do cục du lịch chính phủ Nhật Bản cung cấp).
Thủ tướng Abe cho biết, mục tiêu tiếp theo là “đạt 20 triệu khách du lịch nước ngoài tới Nhật Bản vào năm 2020, khi Thế vận hội Olympic Tokyo được tổ chức”, trong tương lai việc đáp ứng tốt với số lượng du khách nước ngoài ngày càng tăng có lẽ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho Nhật Bản.
Khi giới thiệu người nước ngoài đến Nhật Bản, người Nhật sẽ rất hoan nghênh nếu những người nước ngoài có kiến thức về đất nước Nhật Bản ở một mức độ nhất định trước khi đến đây. Vì vậy, lần này, Phibir, một phụ nữ người Úc đã từng đến thăm Nhật Bản, đã chia sẻ trên blog “chín điều cần biết trước khi đến Nhật”. Nếu bạn đang có kế hoạch giới thiệu người nước ngoài đến Nhật Bản, hãy thử áp dụng nó.
- Hãy nói tiếng Nhật nhiều nhất có thể:
Điều này đúng ngay cả khi đi du lịch bất kỳ nước nào, tốt hơn hết là không nên chỉ dựa vào tiếng Anh, mà nói được một chút ngôn ngữ địa phương thì tốt. Trước khi Phibir đến Nhật, cô đã tìm kiếm những cụm từ bằng tiếng Nhật mà cô sẽ sử dụng như “Tôi là người ăn chay” và tạo ra một bộ sưu tập các cụm từ của riêng cô rồi in nó. Hơn nữa, điều đó giúp cô có thể giao tiếp được tiếng Nhật nhờ cách đọc romaji cùng chữ Hiragana và Katakana trên tấm bảng (cùng với việc dùng ngón tay chỉ). Cô bày tỏ trên blog rằng điều này cực kỳ tiện lợi, nó đã dẫn đến một cuộc giao lưu thú vị với người dân địa phương, giúp cô có thể tận hưởng và hiểu sâu hơn về văn hóa Nhật.
2. Hãy đeo khẩu trang khi bị cảm lạnh:
Vào mùa đông bạn có thể bắt gặp rất nhiều người Nhật đeo khẩu trang. Đây không phải cảnh tượng hiếm ở những trung tâm thành phố của Nhật, nhưng một cô gái người úc sẽ bị bất ngờ. Đầu tiên cô tự hỏi: “Mình cần đeo khẩu trang để làm gì?”.
Tuy nhiên, người Nhật biết rằng khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của virus cúm, nên khi ta bị cảm, đeo khẩu trang sẽ không làm những người xung quanh ta lây cảm. Cô đã thực sự ấn tượng bởi điều này.“Khi tôi bị cảm ở Nhật, tôi đề cao việc người Nhật quan tâm chăm sóc đến những người xung quanh, và ngay cả khi là một khách du lịch nước ngoài, ta cũng nên đeo”.
3.Tìm hiểu trước hệ thống tàu điện ngầm,cách mua vé, cách lên tàu:
Bản đồ tàu điện/tàu điện ngầm ở Tokyo nếu so với các thành phố khác trên thế giới cực kỳ phức tạp và khó hiểu. Điều đặc biệt khó khăn là việc mua vé. Ở phương tây, giá vé đã được cố định bất kể bạn đi đến nơi nào. Nhưng ở Nhật lại rất khó hiểu bởi hệ thống xác định lệ phí theo khoảng cách. Những người nước ngoài đến Tokyo nên tìm hiểu trước trên mạng về cách đi tàu điện.
4. Những mẹo khi lên tàu điện ở Nhật:
Phibir đã bày tỏ rằng có những mẹo khi đi tàu điện ở Nhật:
- Không lên tàu điện vào giờ cao điểm vì bạn sẽ bị ép bẹp xí.(vì quá đông)
- Không gian trên tàu điện Nhật Bản cực kỳ yên tĩnh, thanh bình. Hãy coi trọng văn hóa Nhật, giữ im lặng và tôn trọng những người xung quanh.
- Không ngồi trên ghế ưu tiên (ghế dành cho người già, phụ nữ có thai, người tàn tật).
- Không: ăn uống trên tàu, nghe nhạc ở mức âm lượng lớn, nói chuyện trên điện thoại di động, nói chuyện to tiếng với hàng xóm, gây tiếng ồn. Đây là những hành vi thô lỗ.
- Khi chờ tàu ở ga, người Nhật sẽ lặng lẽ xếp hàng và chờ đợi. Khi tàu đến, lên tàu theo thứ tự mà không phá hàng.
5. Đừng trở thành litter bug (những người vứt rác bừa bãi):
Litter bug là những người vứt rác bừa bãi mà chẳng quan tâm đó là đâu. Người nước ngoài rất ấn tượng bởi những khu phố của Nhật rất sạch sẽ và không hề có một cọng rác nào, Phibir cho rằng bởi vì những người dân và chính quyền địa phương luôn tâm niệm phải giữ gìn và bảo tồn vẻ đẹp nơi mình sống.
Người nước ngoài đến Nhật cũng không nên vứt rác ra lề đường mà hãy nhớ khẩu hiệu “mọi người cùng giữ cho thành phố sạch sẽ”.
6. Không cần tiền boa:
Ở Nhật, nụ cười của khách hàng chính là phần thưởng lớn nhất của người nhân viên. Chính vì vậy, không cần thiết phải boa tiền như ở phương tây. Nếu bạn đưa tiền boa, có thể sẽ bị hiểu nhầm và bị tức giận ngược lại. Rất có thể người ta sẽ trả lại số tiền boa đó bằng cách đuổi theo bạn và nói: “Đây là đồ để quên này!”.
7. Tuân thủ nghiêm ngặt quy cách ứng xử:
Ở Nhật hãy luôn giữ thói lịch sự. Thường xuyên dùng những cụm từ như: “xin lỗi”, “cảm ơn”, “làm ơn”, và hãy luôn giữ cách nói chuyện lịch sự cùng khuôn mặt cười kể cả khi bạn nói chuyện với người dân địa phương, nhân viên khách sạn hay người bán hàng.
Bằng việc hành động như những người xung quanh, chúng ta sẽ cảm nhận được văn hóa tôn trọng của Nhật đang thấm vào trong da.
8. ATM thật rác rối:
Một trong những điều hay phàn nàn của người nước ngoài khi đến Nhật là “Rất khó khăn trong việc sử dụng máy ATM”. Mặc dù có máy ATM ở đó, nhưng dường như rất khó để rút tiền cũng như tìm thấy những giao dịch nước ngoài của bạn ở đó.
Vì vậy, lời khuyên của cô Phibir là trước khi đi hãy tìm một máy ATM rút tiền mặt và mang đi nhiều một chút.Trong khi tham quan, để tiền trong tủ khóa của khách sạn và mang theo từng ít một. Và nếu bạn tìm thấy một máy ATM mà bạn có thể rút tiền, hãy ghi chú địa điểm và đảm bảo rằng bạn có thể đi ngay đến đó khi cần tiền mặt.
9. Hãy mang theo giày dép dễ cởi:
Đây là điều bình thường đối với người dân Nhật nhưng nếu so sánh với phương tây thì Nhật là một đất nước có nhiều nơi không thể cứ thế đi giày của mình vào. Có khi bạn phải thay giày ở những nơi khác nhau như quán rượu, nhà nghỉ, suối nước nóng, v.v. Trong trường hợp đó, nếu bạn đeo giày bốt đến đầu gối, bạn sẽ rất khó khăn để cởi chúng. Đối với người nước ngoài đến Nhật Bản, thì tốt nhất nên mang giày dép dễ cởi để dễ dàng thay đổi.
Nguồn: https://www.madameriri.com/2016/02/01/9things-to-know-before-traveling/