Ⅰ.KHÁI QUÁT VỀ VISA KỸ NĂNG
Là loại visa dành cho những lao động có tay nghề trong các lĩnh vực/ nghề nghiệp sau:
-
Đầu bếp
-
Kỹ sư kiến trúc
-
Kỹ thuật viên sửa chữa
-
Kỹ sư chế biến
-
Huấn luyện thú
-
Kỹ sư mỏ
-
Phi công máy bay
-
Huấn luyện viên thể thao
-
Quản lý rượu
Đặc điểm chung của các ngành nghề này là các công việc này yêu cầu những kỹ thuật và kỹ năng công nghiệp mà được coi là hiếm có tại Nhật Bản
Người xin loại visa này thường được cho là có năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu về các công việc này. Thông thường, những người xin visa loại này thường sẽ trợ giúp cho một dự án cụ thể thay vì chỉ xin đơn thuần.
Ⅱ.QUY TRÌNH XIN VISA KỸ NĂNG
-
Bước 1: Xác minh điều kiện người xin visa
Những vấn đề sơ bộ dược xem xét để cấp visa kỹ năng phụ thuộc vào ngành nghề của người xin visa. Lưu ý rằng, trong mọi trường hợp, người nộp phải nhận thù lao ngang với một lao động có quốc tịch Nhật Bản làm công việc đó
-
Đầu bếp: bao gồm việc người xin visa sẽ chuẩn bị những bữa ăn dựa trên các kỹ năng được hỏi hỏi ở ngoài Nhật Bản. Người xin visa phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm liên quan tới nấu ăn. Kinh nghiệm bao gồm thời gian được dành phần lớn cho nấu ăn tại các cơ sở giáo dục nước ngoài.
-
Kỹ sư và kiến trúc sư: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong kiến trúc và công việc kỹ sư dân sự. Kinh nghiệm bao gồm thời gian được dành cho kỹ sư và kiến trúc trong các cơ sở giáo dục nước ngoài. Nếu người xin visa làm việc dưới sự chỉ dẫn của 1 người nước ngoài có trên 10 năm kinh nghiệm, thì chỉ cần 5 năm.
-
Nhà sản xuất/sửa chữa các sản phẩm nước ngoài: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong sản xuất và sửa chữa các sản phẩm nước ngoài. Kinh nghiệm bao gồm cả thời gian học các môn có liên quan tới lĩnh vực đó trong các cơ sở giáo dục nước ngoài.
-
Chuyên gia trong lĩnh vực đá quý và lông thú: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong xử lý kim cương, đá quý hoặc lông thú. Kinh nghiệm bao gồm thời gian cả thời gian học các môn có liên quan tới lĩnh vực đó trong các cơ sở giáo dục nước ngoài.
-
Những người huấn luyện thú: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong vấn đề huấn luyện thú. Kinh nghiệm bao gồm cả thời gian học các môn có liên quan tới lĩnh vực đó trong các cơ sở giáo dục nước ngoài.
-
Chuyên viên khai thác năng lượng: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong vấn đề khoan ngoài khơi; khoan địa chất hoặc khảo sát địa chất biển phục vụ mục đích khai thác tài nguyên dưới long biển. Kinh nghiệm bao gồm cả thời gian học các môn có liên quan tới lĩnh vực đó trong các cơ sở giáo dục nước ngoài.
-
Phi công: người xin visa được yêu cầu có ít nhất kinh nghiệm 1000 giờ bay. Ngoài ra, những hoạt động được lên kế hoạch của người xin visa nên liên quan tới vận chuyển quốc tế theo lịch trình.
-
Huấn luyện viên thể thao: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 3 năm kinh nghiệm huấn luyện. Kinh nghiệm bao gồm thời gian được dành cho các môn học có liên quan trong các cơ sở giáo dục nước ngoài và thời gian được dành để chơi thể thao chuyên nghiệp tương ứng.
-
Người quản lý rượu: người xin visa được yêu cầu có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thẩm định, đánh giá và duy trì chất lượng rượu. Kinh nghiệm bao gồm cả thời gian học các môn có liên quan tới lĩnh vực đó trong các cơ sở giáo dục nước ngoài.
Ngoài ra, Người nộp đơn cần chứng minh rằng mình được quốc tế công nhận. Điều này có thể được thể hiện thông qua sự tham gia hoặc kết quả tại một số cuộc thi quốc tế quản lý rượu hoặc theo giấy chứng nhận của chính phủ
-
Bước 2: Xác minh nội dung công việc sẽ làm tại Nhật Bản có phù hợp để xin visa
-
Các hoạt động được cho phép đối với một visa kỹ năng là các dịch vụ yêu cầu kỹ thuật công nghệ và kỹ năng đặc biệt dựa trên 1 hợp đồng với 1 tổ chức công cộng hay tổ chức cá nhân tại Nhật Bản.
-
Để xác minh ngành nghề có phù hợp hay không, các bạn hãy gửi thông tin ngành nghề tới văn phòng luật sư để được tư vấn.
-
Người xin visa:
-
Đơn xin visa tải tại đây
-
Sơ yếu lí lịch cá nhân
-
Bằng cấp- chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức chính thống
-
Giấy xác nhận nghề nghiệp
2. Cơ quan tiếp nhận
-
Bản sao đăng ký của công ty
-
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-
Tài liệu thể hiện bản chất kinh doanh của tổ chức.
-
Các tài liệu xác minh vị trí mà người xin visa sẽ được nhận đi kèm với chi tiết công việc, thời hạn
3. Các tài liệu liên quan khác (Tùy vào trường hợp cụ thể): Hãy liên hệ tới văn phòng luật ATTO để được tư vấn.
-
Bước 4: Nộp đơn xin giấy xác nhận đủ điều kiện cấp thị thực visa
-
Giấy xác nhận đủ điều kiện cấp thị thực (viết tắt là COE) là một tài liệu được cấp bởi cơ quan nhập cư Nhật Bản. Giấy này xác nhận rằng người xin visa có đủ điều kiện để thực hiện những công việc cụ thể tại Nhật Bản – trong trường hợp này là các công việc liên quan công việc được đăng ký tại visa
-
Đơn xin giấy xác nhận đủ điều kiện cấp thị thực phải được nộp trực tiếp tại cục xuất nhập cảnh theo vùng tại Nhật Bản. Đơn này không thể nộp qua thư hay tại các sứ quán ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
-
Cơ quan tiếp nhận hoặc luật sư có thể đại diện cho người xin visa đi nộp hồ sơ.
-
Bước 5: Đợi chấp thuận xác nhận đủ điều kiện cấp thị thực visa (COE)
-
Thời gian xử lý xác nhận đủ điều kiện cấp thị thực visa kỹ thuật thường khoảng từ 1-3 tháng.
-
Ngay khi được chấp thuận, cục xuất nhập cảnh sẽ gửi kết quả tới văn phòng luật sư hoặc cơ quan tiếp nhận tại Nhật Bản (Địa chỉ người đại diện đi nộp hồ sơ)
-
Bước 6: Xin thị thực (SOR) và nhận thẻ cư trú (IC)
Người xin visa có thể đổi theo 2 cách sau:
-
Xin cấp thị thực tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật bản ở nước ngoài
Sau khi nhận được COE, cần phải nộp giấy tờ cần thiết để xin thị thực tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật bản tại nước ngoài.
Thời gian đợi kết quả thường là 1 tuần.
-
Xin cấp thị thực tại cục xuất nhập cảnh Nhật Bản
-
-
-
Trong một số trường hợp người xin visa đang ở Nhật Bản ngắn hạn sẽ nộp đơn xin thị thực dưới dạng chuyển đổi trực tiếp từ COE sang SOR tại cục xuất nhập cảnh tại Nhật.
-
Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Trong khoảng thời gian đó, người xin visa sẽ không thể xuất cảnh khỏi Nhật Bản
– Đối với đối tượng nhập cảnh: Sẽ được nhận thẻ cư trú tại sân bay khi nhập cảnh vào Nhật Bản.
– Đối với đối tượng đổi COE sang SOR tại Nhật: Sẽ được nhận thẻ cư trú trực tiếp tại cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản.
– Thẻ này là thẻ xác minh thân thế chính thức đi kèm một con chip IC. Thẻ cư trú bao gồm thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, tình trạng cư trú (như trên đây là tư cách lưu trú lao động tay nghề), thời gian cư trú, …
*Thẻ này cần được mang trong người suốt thời gian tại Nhật Bản*