1.Vấn đề mà rất nhiều quốc gia phát triển đang phải đối mặt mà tiêu biểu như Nhật Bản chính là tình trạng “tỉ lệ sinh giảm và già hóa dân số”.
Hiện nay, với tỉ lệ già hóa dân số 25,1% Nhật Bản đã trở thành xã hội siêu già hóa. Trước tiên, tỉ lệ già hóa dân số là số người cao tuổi trên tổng dân số Nhật. Nếu tổng dân số tăng cùng với số lượng người già thì tỉ lệ này đã không thay đổi. Tất nhiên nguyên nhân gây già hóa dân số không chỉ là sự gia tăng số người cao tuổi.
Nói đến già hóa dân số, không thể không nói đến tỉ suất sinh nở ở Nhật. Hiện nay, tỉ suất sinh của Nhật Bản là 1,43% vào năm 2013, thấp hơn tỉ lệ 2,07% để duy trì dân số nên dân số đang giảm dần. Hiện tượng già hóa dân số là hiện tượng xảy ra khi “sự tăng số người cao tuổi” và “sự sụt giảm dân số” cùng xảy ra một lúc. Và nguyên nhân của sự sụt giảm dân số chính là do tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Tại sao nhiều năm gần đây hiện tượng “tỉ lệ sinh giảm” lại phát triển ở Nhật?
2. Nguyên nhân chính của sự giảm tỉ lệ sinh:
-
Tỉ lệ không kết hôn tăng (độc thân hóa):
Vào năm 1950, số phụ nữ ở độ tuổi 20 chiếm tới một nửa và số phụ nữ đã kết hôn ở độ tuổi 30 chiếm hơn 90%. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ nữ giới không kết hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt tỉ lệ chưa kết hôn của phụ nữ ở độ tuổi 30 đã tăng gấp 4 lần. Hơn nữa, tỉ lệ số người sinh con khi chưa kết hôn chỉ chiếm có 2% nên có thể nói rằng tỉ lệ không kết hôn gia tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỉ lệ sinh giảm.
-
Kết hôn muộn – sinh muộn:
Một nguyên nhân nữa là xu hướng kết hôn muộn và xu hướng sinh muộn. Vào năm 1950, tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ Nhật là 23 tuổi và tuổi trung bình khi sinh đứa con đầu là 25. Đến năm 2012 tuổi kết hôn trung bình là 29, tuổi trung bình khi sinh đứa con đầu cũng tăng, còn số người tiếp tục sinh con thứ 2 và thứ 3 ngày càng ít.
3. Một xã hội không kết hôn, kết hôn muộn, sinh muộn sẽ gặp phải vấn đề gì?
Như đã nói ở trên, xu hướng độc thân, kết hôn muộn và sinh muộn đã dẫn đến tỉ lệ sinh giảm mạnh. Vậy trong bối cảnh đó, Nhật Bản gặp phải những vấn đề gì?
Thứ nhất, số lượng nhân viên không chính thức, lao động tự do tăng lên. Những người trẻ tuổi chưa có nền tảng kinh tế vững chắc sẽ chưa thể kết hôn hay sinh con. Hơn nữa, do sự “gia đình hạt nhân hóa” nên những cặp vợ chồng trẻ khó nhận được sự giúp đỡ của bố mẹ, vì thế rất ngại kết hôn và sinh con. Trong khi đó, hầu hết thanh niên đều không có ý muốn lập gia đình. Theo một cuộc khảo sát của văn phòng nội các chính phủ, hơn 70% nam nữ chưa kết hôn nói rằng: “tôi muốn kết hôn nhưng không thể” (do gánh nặng gia đình và nuôi dạy con cái).
Gần đây, nhiều chính quyền địa phương đã tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ nuôi dạy và chăm sóc con cái như là đối sách cho việc giảm tỉ lệ sinh. Nhưng điều cấp bách là làm sao cho những người trẻ có một cuộc sống ổn định mà an tâm lập gia đình. Nói cách khác là nhắc đến vấn đề việc làm. Tất nhiên cũng cần xem xét lại xu hướng cách ly giữa thế hệ cha mẹ với thế hệ con cái trong một gia đình và suy nghĩ cách khắc phục cần thiết.
Việc già hóa dân số và tỉ lệ sinh cực thấp còn dẫn đến vấn đề thiếu lao động trầm trọng, và Nhật đang tiến hành mở cửa và có nhiều chính sách hỗ trợ để đón và thu hút nhiều lao động nước ngoài đến làm việc nhằm đảm bảo nền kinh tế vận hành bình thường.